Chào mừng bạn tới Tuệ minh - Đơn vị cung cấp thiết bị y tế hàng đầu Việt Nam

Các biện pháp điều trị chung của bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (BPTNMT) thường được áp dụng như sau:

1.Ngừng tiếp xúc yếu tố nguy cơ

Ngừng tiếp xúc với khói thuốc lá, thuốc lào, bụi, khói bếp rơm, củi, than, khí độc,…

2. Cai nghiện thuốc lá, thuốc lào

Cai thuốc là biện pháp rất quan trọng ngăn BPTNMT tiến triển nặng lên. Trong cai thuốc, việc tư vấn cho người bệnh đóng vai trò then chốt, các thuốc hỗ trợ cai giúp người bệnh cai thuốc dễ dàng hơn.

Cai nghiện thuốc lá, thuốc lào

3. Tiêm vắc xin phòng nhiễm trùng đường hô hấp

  • Nhiễm trùng đường hô hấp (cúm và viêm phổi) là một trong các yếu tố nguy cơ gây đợt cấp BPTNMT. Việc tiêm phòng vắc xin có thể làm giảm các đợt cấp nặng và giảm tỷ lệ tử vong.
  • Tiêm phòng vắc xin cúm vào đầu mùa thu và tiêm nhắc lại hàng năm cho các đối tượng mắc BPTNMT
  • Tiêm phòng vắc xin phế cầu mỗi năm 1 lần và được khuyến cáo ở bệnh nhân mắc BPTNMT giai đoạn ổn định.

===>>> Có thể bạn quan tâm: CHUẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ ĐỢT CẤP BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH

4. Phục hồi chức năng hô hấp

  • Mục tiêu là giảm triệu chứng, cải thiện chất lượng cuộc sống và gia tăng các hoạt động thể chất và xã hội trong đời sống hàng ngày

5. Các điều trị khác

  • Vệ sinh mũi họng thường xuyên
  • Giữ ấm cổ ngực về mùa lạnh
  • Phát hiện sớm và điều trị kịp thời các nhiễm trùng tai mũi họng, răng hàm mặt.
  • Phát hiện và điều trị các bệnh đồng mắc

==>>> Xem thêm: BỆNH ĐỒNG MẮC VỚI BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH