Để kiểm soát và quản lý hiệu quả, cũng như điều trị bệnh thì quan trọng là cần xác định các triệu chứng của bệnh, Hội chứng COPD cũng vậy. Sau đây là một số dấu hiệu cảnh báo hoặc triệu chứng phổ biến thường gặp cho hội chứng này:
Triệu chứng bệnh COPD
- Khó thở trong các hoạt động thể chất hàng ngày
- Ho dai dẳng trong khoảng 3 tháng kèm theo đờm.
- Thở khò khè
- Hụt hơi
- Mệt mỏi hoặc cảm giác mệt mỏi
- Nhiễm trùng phổi liên quan
- Tức ngực
Nguyên nhân của Bệnh COPD
Việc hiểu nguyên nhân chính gây ra COPD là một bước hiệu quả kiểm soát và quản lý bệnh. Tiếp tục đọc để tìm hiểu một số nguyên nhân phổ biến gây ra hội chứng COPD.
- Sử dụng thuốc lá là một trong những nguyên nhân chính gây ra bệnh COPD ở các nước phát triển.
- Một nguyên nhân chính khác là do thường xuyên tiếp xúc với môi trường khói, bụi tại nơi làm việc cũng khiến dễ mắc COPD
- Ô nhiễm không khí môi trường nơi bạn sinh sống, hay nơi ở thiếu khí bí khí, hay luồng không khí lưu thông trong nhà kém, thiếu oxy mới tươi.
Chẩn đoán bệnh COPD
- Đo chức năng hô hấp
- Chụp Xquang
- Xét nghiệm khí máu động mạch
- Xét nghiệm phổi
- Điện tâm đồ
Phòng ngừa và điều trị
Cần hiểu rõ COPD là bệnh không thể chữa khỏi. Nhưng điều đó không có nghĩa là bạn phải sống mệt mỏi và khó chịu cả đời, mà chỉ cần những thay đổi lối sống và tích cực điều trị là bạn có thể giảm mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng.
Sau đây là một vài phương pháp phòng và điều trị phổ biến như sau:
- Tránh hút thuốc lá, thuốc lào hay các loại thuốc lá điện tử. Khi bạn bỏ thuốc nó có thể giúp làm chậm sự tiến triển của bệnh.
- Phục hồi chức năng là một chương trình tập thể dục và được thiết kế giúp bạn nâng cao sức khỏe thông qua các bài tập như khí công, yoga, dưỡng sinh, …
Điều trị thường có 2 phương pháp chính là dùng thuốc và thiết bị hỗ trợ
- Thuốc men là các loại thuốc gồm: thuốc Hít, thuốc uống và thuốc xông giúp giãn phế quản được coi là có hiệu quả giảm sưng viêm đường hô hấp, qua đó giảm sự tắc nghẽn giúp bạn dễ thở.
- Thiết bị hỗ trợ thở gồm máy trợ thở và máy tạo oxy, đây là những thiết bị giờ đây đã phổ biến trong việc áp dụng và kết hợp trong điều trị cho bệnh nhân mắc các chứng bệnh về suy hô hấp, hội chứng COPD và các bệnh đồng mắc khác.
Cần hiểu rõ máy trợ thở là gì ?
Máy trợ thở là thiết bị dùng trong y tế, cụ thể là dùng trong bệnh hô hấp. Nguyên lý hoạt động của máy giúp thở, máy trợ thở là sử dụng dòng không khí từ Blower (Motor quạt gió) với áp lực mạnh để làm căng phồng đường thở không bị xẹp, và đẩy khí đến các phế nang phổi làm tăng khả năng đào thải CO2, tăng lượng O2 trong máu. Người ta gọi đây là phương pháp thông khí nhân tạo (không xâm lấn).
Máy trợ thở có những loại nào ?
- Máy trợ thở 1 chiều: Máy thở không xâm nhập áp lực dương 1 chiều là thiết bị giúp suy trì áp lực giúp thông đường thở cho người sử dụng mắc các chứng bệnh về hô hấp như OSA ( hội chứng ngưng thở khi ngủ)
- Máy trợ thở Bipap hay máy trợ thở 2 chiều còn có tên gọi khác là máy trợ thở, máy giúp thở BiPAP, áp lực dương hỗ trợ cả hai thì hít vào và thở ra cho bệnh nhân. IPAP là áp lực ở thì Hít vào, EPAP áp lực ở thì Thở ra.
Máy tạo oxy
Máy tạo oxy là thiết bị dùng trong y tế khi đạt nồng độ oxy đầu ra là 90 %± 3, thiết bị hoạt động theo nguyên lý là lấy không khí từ môi trường, loại bỏ khí nitơ và các tạp chất, và làm giàu nồng độ oxy ban đầu là 21% trong hỗn hợp không khí lên thành nồng độ 90%±3. Đây là giải pháp thay thế an toàn và hiệu quả cho các bình oxy nén truyền thống, nhờ vào sự tiện lợi và liên tục trong việc cung cấp oxy.