Chào mừng bạn tới Tuệ minh - Đơn vị cung cấp thiết bị y tế hàng đầu Việt Nam

    Các thế hệ máy trợ thở và máy thở đã trải qua rất nhiều dòng đời sản phẩm, không ngừng cải tiến và nâng cấp để giúp cho việc điều trị ngày càng hiệu quả hơn với những công nghệ mới, thuật toán thông minh thân thiện dễ sử dụng và hiện đại hơn. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ phân biệt máy thở và máy trợ thở để các bạn hiểu được rõ hơn.

Máy trợ thở và máy thở khác nhau không?

      Máy thở được chia làm hai dòng máy chính là: Máy thở Xâm lấn ( trong dòng máy thở xâm lấn này có cả model thở Xâm lấn và không xâm lấn). Máy trợ thở hay máy giúp thở là dòng máy thở không xâm lấn, được dùng phổ biến tại nhà và bệnh viện.

Máy thở: là dòng máy có 2 chức năng là thở xâm nhập ( xâm lấn) và thở không xâm nhập. Trên chức năng thở xâm nhập: được sử dụng trong những trường hợp bệnh nhân đã phải đặt nội khí quản hoặc đã mở khí quản. Còn chức năng thở không xâm nhập của máy cũng sử dụng tương tự như máy thở không xâm nhập ( máy trợ thở).

 

Máy thở trên xe cấp cứu

Máy trợ thở ( máy giúp thở): là dòng máy hỗ trợ thở cho bệnh nhân mắc các chứng bệnh về hô hấp nhưng vẫn còn khả năng tự hô hấp như bệnh nền suy hô hấp, COPD, tim mạch,…Nếu dùng được tốt trong giai đoạn này sẽ hạn chế việc bệnh nhân trở nặng về suy hô hấp và phải sử dụng việc mở hay đặt nội khí quản.

Máy trợ thở 2 chiều

 

Sử dụng các dòng máy thở ở nhà có được không?

    Về cơ bản, máy thở xâm nhập hay không xâm nhập đều có công năng sử dụng cho bệnh viện và gia đình, tuy nhiên nếu sử dụng máy thở xâm nhập tại gia đình cần có sự giám sát y tế từ bác sĩ, điều dưỡng. Việc cài đặt máy cho bệnh nhân là rất phức tạp và yêu cầu chính xác.

Do đặc thù như vậy mà máy thở xâm nhập thường được sử dụng tại các cơ sở bệnh viện, khoa phòng trong bệnh viện và được giám sát, theo dõi chặt chẽ vì chỉ cần sai sót về cài đặt có thể bệnh nhân gặp nguy hiểm về tính mạng.

   Với dòng máy trợ thở ( máy giúp thở) là dòng máy hướng tới cho Home care tức là dùng cho bệnh nhân sử dụng tại nhà để kết hợp điều trị. Với đặc thù dùng mặt nạ thở nên máy an toàn tới 99% cho bệnh nhân khi sử dụng. Các giao diện trên máy cũng dễ sử dụng và các thuật toán phổ rộng giúp dùng cho mọi lứa tuổi có cân nặng từ 16kg trở lên.

Tổng kết lại:

Việc sử dụng máy thở không xâm nhập giai đoạn đầu là rất quan trọng, nó giúp cải thiện khả năng hô hấp của bệnh nhân sớm, tránh bệnh diễn biến nặng. Việc sử dụng máy thở cũng cần thêm theo dõi nồng độ oxy bão hòa, CO2 trong máu qua các xét nghiệm cận lâm sàng. Bên cạnh đó có thể sử dụng máy theo dõi nồng độ bão hòa oxy trong máu SPO2 qua kẹp ngón tay để có thể chủ động nắm bắt sự hợp tác đồng thì giữa bệnh nhân và máy.

Qua bài viết phân biệt máy thở và máy trợ thở trên đây, Tuệ Minh rất mong quý bạn đọc có thể đọc và nắm bắt được các thông tin cần thiết về hai loại máy để mua được đúng loại máy cho mình và người thân.

Trân trọng cảm ơn!

Liên hệ: Công ty TNHH Thương Mại Và XNK Tuệ Minh để được trợ giúp giải đáp, và cố vấn hỗ trợ về các dịch vụ khác, qua địa chỉ:

Showroom: 403 Giải Phóng, Phương Liệt, Thanh Xuân, Hà Nội.

Hotline: 09 116 99 116

Email: tueminhmedical.vn@gmai.com

Website: tueminhvietnam.com.vn

Leave a comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *