– Thở máy không xâm nhập trong bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính được sử dụng nhằm 2 mục đích:
- Thở hỗ trợ trong các trường hợp có suy hô hấp mạn tính
- Điều trị suy hô hấp cấp hoặc hỗ trợ điều trị đợt cấp BPTNMT
– Thở máy không xâm nhập có nhiều ưu điểm như tiện lợi, an toàn, dễ chịu, dễ sử dụng, giá thành thấp, tránh được đặt nội khí quản, giảm biến chứng nhiễm khuẩn hô hấp và giảm được ngày nằm viện điều trị nhưng cũng kèm những tai biến khác thì cần xử lí như thế nào, bài viết sau đây là một số lưu ý, tham khảo:
1.Tai biến và xử lí
- Ý thức: cần theo dõi ý thức xem bệnh nhân có tỉnh không (hôn mê: nguyên nhân toan hô hấp, suy hô hấp tiến triển nặng lên,…) nếu bệnh nhân hôn mê xử lí đặt nội khí quản thở máy xâm nhập
- Tụt huyết áp:
+) Theo dõi huyết áp
+) Xử trí tụt huyết áp: truyền dịch, dùng thuốc vận mạch nếu cần
- Tràn khí màng phổi
+) Biểu hiện: bệnh nhân chống máy, SpO2 tụt, tràn khí dưới da, khám phổi có dấu hiệu tràn khí màng phổi.
+) Xử trí: đặt dẫn lưu màng phổi cấp cứu.
- Nhiễm khuẩn liên quan đến thở máy: cần tuân thủ triệt để các nguyên tắc vô khuẩn bệnh viện để dự phòng. Điều trị kháng sinh sớm và theo nguyên tắc xuống thang khi xuất hiện nhiễm khuẩn.
- Loét/ xuất huyết tiêu hóa do stress: dự phòng bằng thuốc ức chế bơm proton.
- Theo dõi bệnh nhân
2. Nếu bệnh nhân dung nạp tốt, các triệu chứng cải thiện:
- Tần số thở < 30 CK/ph.
- Tần số tim < 120 CK/ph.
- Không loạn nhịp tim.
- Không còn cảm giác khó thở, không co kéo cơ hô hấp phụ
- Nếu SpO2 > 90%, duy trì các thông số, điều chỉnh mức FiO2 thấp nhất có thể được
3. Nếu bệnh nhân dung nạp máy không tốt SpO2 < 90%
- Tăng EPAP 2-3, chính Fi02 giữ SpO2 > 90%
- Đánh giá lại Mask thở thay hay điều chỉnh nếu cần
- Nếu có biểu hiện yếu cơ, tăng IPAP 2-3 cmH2o
- nẾU SpO2 < 90%: tăng IPAP, EPAP lên 3cmH2O