Máy thở được dùng nhiều trong bệnh viện và là 1 thiết bị kỹ thuật cao mà khi vận hành cần được hướng dẫn và đào tạo từ Hãng sản xuất. Nhưng ngày nay do xu hướng phát triển và yêu cầu cũng như nhu cầu thực tế mà những chiếc máy thở đã phát triển để phù hợp với việc phòng và điều trị bệnh rất nhiều.
1.Ứng dụng của máy thở, máy giúp thở, máy trợ thở?
Là thiết bị thông khí nhân tạo nên máy giúp thở ứng dụng không chỉ cho bệnh nhân khi khó thở liên quan đến phổi còn ứng dụng trong khi phẫu thuật, sản khoa, nhi khoa ….trong điều trị các bệnh mà bệnh nhân có khó thở.
Hầu như khoa phòng nào cũng cần có trang bị máy thở theo chức năng để phù hợp với hiệu quả trong điều trị.
Với khoa hồi sức, cấp cứu, ngoại thì dòng máy Xâm lấn được sử dụng phổ thông vì các bệnh nhân nặng
Khi ổn định và theo dõi các thiết bị máy thở không xâm lấn đóng vai trò phía sau tại khoa nội, nhi… Giúp bệnh nhân ổn định cải thiện và cai máy thở xâm lấn, giảm chi phí và tăng khả năng dần hồi phục cho bệnh nhân.
2.Các chế độ thở phù hợp theo từng loại bệnh trên mỗi bệnh nhân?
Trong các khoa hồi sức tích cực và cấp cứu thì các mode trên máy thở lớn xâm lấn hoàn toàn được vận hành, nhưng sau quá trình hồi phục khi bệnh nhân sử dụng các sản phẩm không xâm lấn thì các mode hay chế độ thở trên máy không xâm lấn lựa chọn phù hợp là vô cùng quan trọng.
2.1. Mode CPAP:
Mode CPAP là chế độ thở không xâm lấn ,áp lực dương liên tục một chiều và thường có dải áp lực tối đa là 20 cmH2O.
Ứng dụng nhiều trong các bệnh:
- Ngưng thở khi ngủ , ngủ ngáy,suy hô hấp hay muốn làm tăng công thở của bệnh nhân ở một số bệnh lý …
- Đây là mode được ứng dụng khá nhiều trên thực tế lâm sàng. (Tham khảo máy model : DV64 D , CPAP A25)
Máy trợ thở CPAP, BiPAP
2.2. Mode BiPAP
Mode BiPAP là chế độ thở áp lực dương 2 chiều, tức là trên mode này hỗ trợ thở cho cả thì hít vào và thì thở ra cho bệnh nhân. Áp lực trên mode này mức cao nhất thường từ 25 đến 30 CmH2O, tùy từng hãng có cơ chế đặt khác nhau trên mỗi thiết bị để phù hợp.
Trên chế độ BiPAP này lại được chia ra các chế độ BiPAP khác nhau như : chế độ T, Chế Độ S, Chế Độ ST, APCV.
Mỗi chế độ này được điều chỉnh theo từng thời điểm bệnh lý hay thể trạng của từng bệnh nhân cũng như bệnh lý họ mắc phải để phù hợp và đạt hiệu quả điều trị cao nhất .
Ứng dụng thực tế lâm sàng của chế độ BiPAP là:
- Những bệnh nhân suy hô hấp, phổi tắc nghẽn mạn tính ( COPD), hen suyễn, các bệnh đồng mắc như tim mạch, hay các bệnh khác gây ra khó thở cho bệnh nhân…..
3. Liên hệ:
VP công ty Tuệ Minh thông qua địa chỉ :
Showroom: 403 Giải phóng , Phương Liệt , Thanh Xuân . Hà Nội
Điện thoại : 024 6279 676 – 0979936416
Hotline: 09 116 99 116